Tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thi Hồ, Thanh Tuấn Kha, Tuấn Tú Lâm, Ngọc Toàn Lê, Thị Hồng Thắm Lê, Thị Mai Ca Lưu, Bá Duy Nguyễn, Đức Trung Nguyễn, Thị Hoàng Yến Nguyễn, Văn Hải Nguyễn, Thị Xuân Phan, Thị Thanh Trúc Phùng, Đình Phùng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 45485

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432230

Tăng áp lực ổ bụng thường gặp ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng, tăng áp lực ổ bụng xảy ra do quá trình viêm ở tuỵ, do dịch báng, liệt ruột, và hồi sức dịch. Tăng áp lực ổ bụng làm tăng biến chứng và tử vong ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỉ lệ, mức độ tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng và tỉ lệ tử vong theo mức độ tăng áp lực ổ bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, chọn các bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng ³18 tuổi, điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu (HSCC) bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2018 đến tháng 4/2020, có đo và theo dõi áp lực ổ bụng. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính như suy tim độ III, IV, ung thư giai đoạn cuối, Lupus ban đỏ hệ thống, suy thận mạn, xơ gan. Chẩn đoán viêm tuỵ cấp và mức độ nặng của viêm tuỵ cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 2012, chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng và mức độ tăng áp lực ổ bụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thế giới về hội chứng chèn ép ổ bụng năm 2013. Kết quả Từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020 có tất cả 68 bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng được điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, 53 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ sống cho đến lúc xuất viện là 79,2% (42/53). Nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp do rượu 49% và do tăng triglyceride 41,5%, do sỏi mật 3,8%, chấn thương 1,9%. Điểm APACHE II ngày nhập HSCC có trung vị là 14 (8 - 18) và điểm CTSI có trung vị là 6 (6 - 10). 100% bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng có tăng áp lực ổ bụng. Ngày đầu nhập khoa HSCC 17% bệnh nhân có tăng áp lực ổ bụng độ I, 37,8% độ II, 22,6% độ III, và 22,6% độ IV. Theo dõi mỗi ngày cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị hội chứng chèn ép ổ bụng tăng từ 22,6% vào ngày 1 điều trị tại HSCC lên cao nhất 34% vào ngày 2, sau đó giảm dần đến ngày 7 còn 2,3%. Tỉ lệ tử vong tăng theo mức độ tăng áp lực ổ bụng, tỉ lệ tử vong 0% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ I, 15% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ II, 25% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ III, 50% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ IV, p=0,037.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH