Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng trên đàn bò H'mông tại vùng cao nguyên đá Hà Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hằng Phan, Thanh Long Sử, Văn Bình Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 71 - 75

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432235

 Nghiên cứu được thực hiện tại 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh, tỉnh Hà Giang từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021 nhằm bước đầu đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố lứa tuổi, lứa đẻ và khoảng cách động dục đến tỷ lệ mắc các bệnh buồng trứng trên bò H'Mông vùng cao nguyên đá Hà Giang. Kết quả cho thấy, tổng cộng có 84 bò được chẩn đoán mắc bệnh buồng trứng, tỷ lệ mắc bệnh thể vàng tồn lưu (86,90%) cao hơn so với bệnh buồng trứng không hoạt động (13,10%). Tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng cao hơn ở nhóm bò trên 36 tháng tuổi (13,09-17,86%) so với nhóm bò dưới 24 tháng tuổi (3,57-5,95%). Bệnh buồng trứng không hoạt động chỉ xảy ra ở nhóm bò dưới 36 tháng tuổi. Bệnh thể vàng tồn lưu xảy ra ở nhóm bò trên 14 tháng tuổi, trong đó nhóm bò trên 36 tháng tuổi (15,06-20,54%) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm bò dưới 36 tháng tuổi (9,59%). Tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng cao hơn ở nhóm bò có lứa đẻ 2 (27,38%), tiếp theo là bò tơ (16,67%), lứa 1 (13,10%) và lứa 3 (17,86%), thấp hơn ở những bò ≥4 lứa. Bệnh buồng trứng không hoạt động chỉ xảy ra trên nhòm bò tơ (100%), bệnh thể vàng tồn lưu xảy ra trên nhóm bò tơ đến bò lứa 8, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm bò lứa đẻ 1 (31,51%). Tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng ở nhóm bò có khoảng cách lứa đẻ >
 16 tháng (66,67%) cao hơn so với nhóm bò ≤16 tháng (11,76-21,57%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH