Nghiên cứumối tương quan giữa nồng độ hs- Troponin T và hs-CRP huyết thanh với mức độ tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Đối tượng, phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 86 bệnh nhân chẩn đoán hội chứng vành cấp có chỉ định chụp và can thiệp động mạch vành tại Khoa Cấp cứu Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2022. Kết quả Tuổi trung bình 66,94 ± 10,61. Điểm SYNTAX thấp chiếm tỷ lệ cao nhất. Điểm SYNTAX trung bình trong nghiên cứu là 16,5 ± 7,5. Nồng độ hs-Troponin T và hs-CRP trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 0,86 ± 1,55 ng/mL và 9,33 ± 11,5 mg/L. Có sự tương quan thuận mức độ trung bình giữa nồng độ hs-Troponin T và hs- CRP với mức độ tổn thương động mạch vành theo điểm SYNTAX với p <
0,01 và r lần lượt là +0,387 và +0,471. Diện tích dưới đường cong (ROC) AUC của giá trị nồng độ hs-Troponin T là 0,701 với điểm cut - off là 0,109 ng/mL dự đoán mức độ tổn thương ĐMV trung bình và cao theo thang điểm SYNTAX, với độ nhạy 76% và độ đặc hiệu 59% trong khi diện tích dưới đường cong (ROC) AUC của giá trị nồng độ hs-CRP là 0,770 với điểm cut - off là 8,52 mg/L dự đoán mức độ tổn thương ĐMV trung bình và cao theo thang điểm SYNTAX, với độ nhạy 68% và độ đặc hiệu 80,3%. Kết luận Nồng độ hs-troponin T và hs-CRP có mối tương quan thuận chiều mức độ trung bình với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm SYNTAX ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Trong khi nồng độ hs-troponin T có độ nhạy cao hơn nhưng độ đặc hiệu thấp hơn trong dự đoán mức độ tổn thương động mạch vành trung bình và cao theo thang điểm SYNTAX ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.