Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ mang thai và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ mang thai đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ 10/2020 đến 10/2022. Kết quả Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ type 1 (17,1%), ĐTĐ type 2 (82,9%)
tuổi trung bình 33,81±5,44 (Min 24, Max 45). Thời gian phát hiện mắc ≤ 5 năm (77,14%). Tiền sử bệnh kèm theo hội chứng buồng trứng đa nang (8,6%), tăng huyết áp (10%). Tiền sử sản khoa thai to và thai lưu (40%), sảy thai (15,7%). Tiền sử gia đình thế hệ 1 có ĐTĐ và tăng huyết áp (55,71%), trong đó ĐTĐ type 2 hơn ĐTĐ type 1 có ý nghĩa thống kê. BMI trước mang thai 24,04 ±3,64 (Min 16,65, Max 36,76
tỷ lệ thừa cân béo phì (62,85%). Mức độ tăng cân khi mang thai vượt mức khuyến nghị (25,7%). Thai phụ có biến chứng sản giật và tiền sản giật (12,9%). Đường máu trung bình lúc đói quý I (7,48 ± 1,73), quý II (8,00 ± 2,22), tăng dần quý III (8,54 ± 2,37). HbA1C trung bình quý I (7,34±1,13), quý II (8,68±9,32), quý III (7,85±1,57) (Min 5,6%, Max 15,9%). Mức lọc cầu thận suy giảm từ giai đoạn IIIa trở lên (1,4%), bệnh võng mạc ĐTĐ (11,4%). Dư ối thường gặp ở quý III (38,6%). Điều trị đạt mục tiêu (44,3%). Chế độ ăn tuân thủ điều trị, luyện tập thể dục đều đặn và mức tăng cân trong thai kỳ có liên quan tới kiểm soát đường máu (<
0,05). Kết cục của thai kỳ trẻ sinh thiếu tháng (64,3%), đẻ mổ (97,4%)cân nặng thai 3,01 ± 0,65kg, dị tật thai (22,9%). Kết luận Điều trị ĐTĐ mang thai đạt mục tiêu (44,3%). Chế độ ăn uống, luyện tập, kiểm soát cân nặng khi mang thai có liên quan tới hiệu quả điều trị ĐTĐ. Kiểm soát đường máu tốt giảm các biến chứng sau đẻ trên người mẹ và thai nhi.