Bất cập trong quy định pháp luật về điều kiện thành lập văn phòng công chứng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Chi Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 340 Law

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế (Đại học Tây Đô), 2022

Mô tả vật lý: 140 - 153

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432390

Văn phòng công chứng (VPCC) là một trong hai hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng hiện nay. Việc ghi nhận sự tồn tại song song với mô hình Phòng công chứng, nhà nước đang dần rút khỏi hoạt động cung ứng dịch vụ công chứng, mà "nhường" cho các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động. VPCC thực hiện chức năng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng và giao dịch bằng văn bản, và tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức của bản dịch được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công Chứng 2014. Từ đó có thể tránh được những rủi ro pháp lý cho chủ thể có quyền, hạn chế tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cũng được bảo vệ. Với tầm quan trọng này Luật Công chứng 2014 và pháp luật có liên quan cần thiết phải quy định chặt chẽ về cơ cấu, tổ chức, điều kiện thành lập của VPCC... Tuy nhiên khi nghiên cứu về điều kiện thành lập VPCC tác giả nhận thấy còn khá nhiều điểm hạn chế, chẳng hạn như quy định về loại hình hoạt động của VPCC một cách quá cứng nhắc, cách đặt tên VPCC chưa phát huy được hiệu quả hoạt động của VPCC, quy định nhiều trường hợp bất hợp lý phải thay đổi tên VPCC, vẫn còn nhiều điểm phải bàn về quy định người đại diện theo pháp luật của VPCC... Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích những điểm hạn chế nêu trên và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập về điều kiện thành lập VPCC hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH