Cấu trúc tầng cây cao giữa các cấp chất lượng của rừng trồng sa mộc (cunninghamia lanceolata (lamb.) hook) tại huyện si ma cai, tỉnh Lào Cai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Hưng Bùi

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 35-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432449

Cấu trúc rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng tự nhiên cũng như rừng trồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá và phân tích biến động cấu trúc giữa các cấp chất lượng của rừng trồng Sa mộc. Nghiên cứu đã thiết lập 9 ô tiêu chuẩn điển hình tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Số liệu đường kính, chiều cao và cấp chất lượng của từng cá thể cây rừng đã được thu thập. Kết quả phân tích cho thấy rằng, tỷ lệ cây có chất lượng tốt và trung bình là khá cao. Đường kính trung bình của các cấp chất lượng lần lượt là 20,30 cm, 24,60 cm và 37,00 cm. Trong khi đó, chiều cao trung bình tăng từ 8,80 m đến 10,10 m và cuối cùng là 12,3 m cho cấp chất lượng A. Đồng thời mức độ biến động của đường kính ngang ngực và chiều cao cũng tăng từ cấp chất lượng C, đến cấp B và biến động nhiều nhất ở cấp A. Hàm SHASH là hàm tốt nhất để mô phỏng phân bố tần số cho đường kính và chiều cao ở cả ba cấp chất lượng. Quan hệ tương quan giữa đường kính và chiều cao tại các cấp chất lượng cũng được mô phỏng tốt bằng các hàm S và Cubic. Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về biến động cấu trúc giữa các cấp chất lượng của rừng, đồng thời cung cấp cơ sở lý thuyết và khoa học đáng tin cậy cho công tác quản lý và bảo vệ bền vững rừng trồng Sa mộc trong khu vực nghiên cứu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH