Bệnh sốt xuất huyết đang nổi lên như một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Muỗi Aedes aegyptivà Aedes albopictuslà vector chính truyền bệnh sốt xuất huyết. Thay đổi của khí hậu và môi trường đang làm tăng số lượng và sự lan truyền của muỗi Aedes trên toàn thế giới. Sự thay đổi của môi trường sống, việc sử dụng các hóa chất diệt côn trùng gia dụng và tình trạng kháng hóa chất trong quần thể muỗi.Mục tiêu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá độ nhạy cảm của véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa trên kỹ thuật định lượng enzyme liên quan đến tính kháng hóa chất diệt côn trùng tại 3 tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai và Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu Bọ gậy thu thập được vận chuyển về phòng nuôi côn trùng và nhân nuôi thành muỗi Aedes trưởng thành. Sau đó, thu được thế hệ F1 để thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt côn trùng bằng phương pháp thử sinh học thực hiện theo qui trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO/CDS/CPC/MAL/98.12). Muỗi sống sót sau thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm được sử dụng để định lượng hoạt tính enzym Esterase, Monooxygenase va GST. (WHO / CDS / CPC / MAL / 98.6).Kết quả Kết quả cho thấy 03 quần thể muỗi ở các điểm nghiên cứu đều kháng hoặc tăng sức chịu đựng với hóa chất nhóm Pyrethroid (Permethrin và Deltamethrin). Trong đó, 02 quần thể muỗi ở Tây Ninh và Bến Tre đều kháng với hóa chất nhóm Pyrethroid. Tuy nhiên, cả 03 quần thể muỗi vẫn còn nhạy cảm với Malathion và Propoxur.Các cá thể sống trong quần thể muỗi nghiên cứu đều có sự gia tăng hoạt tính enzym so với cá thể chết.