Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh có độc tính thận của Colistin, Amikacin, Tobramycin, Vancomycin trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô tả hồi cứu bệnh án của 84 bệnh nhân người lớn (từ 18 đến 60 tuổi) bị bỏng có sử dụng kháng sinh độc tính thận được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả Tỷ lệ bệnh nhân dùng một loại kháng sinh độc tính thận gồm Colistin có 13 bệnh nhân (15,48%)
Amikacin có 2 bệnh nhân (2,38%)
Tobramycin có 61 bệnh nhân (72,62%)
Vancomycin có 1 BN (1,19%). Số bệnh nhân dùng 2 loại kháng sinh độc tính thận có 7 trường hợp chiếm 8,33% (Colistin với Amikacin có 3 trường hợp, với Tobramycin có 3 trường hợp, với Vancomycin có 1 trường hợp). Chế độ liều dùng Colistin với liều nạp trung bình 8,75 ± 1,21 MUI và liều duy trì 8,55 ± 1,36 MUI/ngày (4,18 mg/kg/24h)
Tobramycin 232,62 ± 39,30 mg/ngày
Amikacin 1000 mg/ngày và Vancomycin 2,5 ± 0,71 gam/ngày. Số ngày điều trị kháng sinh có độc tính thận trung bình là 8,88 ± 4,94 ngày (3 - 28 ngày). Các bệnh nhân được chỉ định dùng colistin là những bệnh nhân bỏng nặng đã sử dụng các nhóm kháng sinh khác trên 5 ngày không hiệu quả, hoặc đã có kết quả cấy khuẩn dương tính với vi khuẩn Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa,..Trong khi đó, kháng sinh Amikacin, Tobramycin, Vancomycin phần lớn được chỉ định theo kinh nghiệm. Phác đồ phối hợp chủ yếu là 2 thuốc chiếm 87,91%, đạt hiệu quả 60%. Trong đó, cặp kháng sinh phối hợp nhiều nhất là Tobramycin với Piperacillin/ Tazobactam chiếm 26,25% tỷ lệ thành công trong điều trị là 33,33%
Cặp phối hợp cóhiệu quả Tobramycin với Cefoperazon/Sulbactam chiếm 25% với tỷ lệ thành công là 80%
Colistin với Carbapenem (13,75%), tỷ lệ thành công là (72,73%).