Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trẻ nghe kém tiếp nhận thần kinh tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 01/2022 đến 06/2023

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Phong Đỗ, Hữu Đăng Lương, Tuấn Như Nguyễn, Đoàn Tấn Tài Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 372-377

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432547

 Mất thính lực bẩm sinh sẽ dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, tác động nặng nề đến khảnăng học tập, phát triển các kỹ năng xã hội và để lại những hậu quả hết sức nặng nề đến tâm sinh lý của trẻ. Việc xác định sớm tình trạng mất thính lực, hiểu rõ được các đặc điểm lâm sàng và can thiệp sớm sẽ là chìa khóa thành công của trẻ trong giao tiếp, tối đa hóa sự phát triển của trẻ. Mục tiêu Xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ, các bất thường trên hình ảnh học liên quan đến nghe kém tiếp nhận-thần kinh các mức độ của trẻ đã được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Kết quả Tỉ lệ nghe kém nặng đến sâu chiếm đa số51.4% (>
 90dB). Kết quả cho thấy tuổi được chẩn đoán nghe kém ở hầu hết trường hợp khá muộn với độ tuổi trung bình là 5.8 tuổi, trong các yếu tố nguy cơ nghe kém yếu tố liên quan đến thời gian nằm tại hồi sức sơ sinh 59% chiếm đa số. Kết luận Tình trạng nghe kém tiếp nhận- thần kinh trước ngôn ngữ được chẩn đoán trễ và chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình trẻ, mức nghe kém nặng-sâu chiếm đa số. Cần tăng cường nâng cao hiểu biết và triển khai chương trình tầm soát nghe kém cho trẻ sơ sinh để phát hiện, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể lấy lại được khả năng ngôn ngữ, phát triển bình thường như trẻ đồng trang lứa
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH