Biến đổi khí hậu và nuôi tôm thâm canh vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: Những khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Sơn Lê, Thùy Trang Nguyễn, Hồng Tú Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2022

Mô tả vật lý: 265-277

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432633

 Diễn biến thời tiết thất thường và xâm nhập mặn cùng với sự bất ổn định về thị trường làm cho việc thay đổi mô hình sản xuất để thích ứng diễn ra như là một hiện tượng tất yếu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) phân tích thực trạng biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang tôm vùng ven biển
  (2) phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và thực trạng về tính dễ bị tổn thương của nông hộ nuôi tôm (3) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và giảm tính dễ bị tổn thương cho nông hộ nuôi tôm. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 125 nông hộ đã chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm vùng ven biển tại tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng. Phương pháp phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên được sử dụng để ước lượng hiệu quả kinh tế và môi trường và chỉ số tổn thương sinh kế để phân tích về khía cạnh xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế và môi trường trung bình của nông hộ nuôi tôm đạt lần lượt 82,77% và 91,77%. Chỉ số tổn thương sinh kế ở mức khá, điều này cho thấy sinh kế của nông hộ nuôi tôm dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Một số giải pháp được đề xuất để góp phần phát triển bền vững sinh kế nông hộ nuôi tôm vùng ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH