Xây dựng quy trình chuyển gen vào giống lúa TBR225 thông qua vi khuẩn Agrobaterium tumefaciens

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hạnh Đỗ, Duy Phương Nguyễn, Văn Cửu Nguyễn, Thị Vân Phạm, Thu Hằng Phạm, Xuân Hội Phạm, Lan Đài Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 66 - 73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432712

Lúa TBR225 là một trong những giống lúa chủ lực được trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, giống lúa này vẫn có những nhược điểm nhất định, như mẫn cảm với bệnh bạc lá, cần được cải tiến. Ngày nay, có rất nhiều phưong pháp để cải tiến tinh trạng của cây trồng, trong đó có công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9. Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong ứng dụng công nghệ CRISPR/Cas9 là hoàn thiện quy trinh nuôi cấy in vitro và chuyển gen cho đối tượng cây trồng quan tâm. Trong nghiên cứu này, đã xảy dựng thành công quy trinh chuyển gen vào giống lúa TBR225 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Quy trình nuôi cấy in vitro tối ưu cho giống lúa TBR225 có tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 84,25%, tỷ lệ tái sinh chồi đạt 92% và 5,2 chồi/cụm chồi. Quy trình chuyển gen lúa TBR225 tối ưu sử dụng mật độ vi khuẩn A. tumeíaciens có giá trị OD600nm = 0,05 cho bước đồng nuôi cấy và chất kháng sinh Hygromycin 30 mg/L cho bước chọn lọc, môi trường tạo mô sẹo MS3 (môi trường MS bổ sung 2,5-D với nồng độ 2,5 mg/L), môi trường tái sinh TS1 (môi trường MS bồ sung NAA 1 mg/L + kinetin 2 mg/L + BAP 0,5 mg/L), khi được thử nghiệm chuyển gen GFP tỉ lệ tạo mô sẹo và tái sinh chồi lần lượt là 84,25% và 92%, hiệu suất chuyển gen đạt 21,7%. Kết quả nghiên cứu này là tiến đề cho các nghiên cứu cải tiến tình trạng của giống lúa TBR225 bằng công nghệ gen trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH