Chế tạo than sinh học từ vỏ sắn phế phẩm ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh metylen trong nước thải

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Duy Tuyên Bùi, Quý Diễm Đỗ, Văn Sơn Nguyễn, Thành Công Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 660 Chemical engineering and related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2023

Mô tả vật lý: 22-29

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432798

Trong nghiên cứu, vỏ sắn phế phẩm được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 600 0C trong 1 giờ thu được than sinh học, ký hiệu mẫu BC-S để ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene. Các đặc tính hình thái và cấu trúc bề mặt của BC-S được đo đạc bằng phương pháp phân tích hiện đại như là kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), và Brunauer-Emmett-Teller (BET). Dựa trên kết quả phân tích cho thấy rằng hình thái bề mặt của BC-S ở dạng các hạt phẳng xếp chồng lên nhau, chứa nhiều hóc, kích thước hạt trung bình 10 μm. Cấu trúc BC-S tồn tại dạng tinh thể carbon graphite chứa các nhóm dao động C-H, C=C, S=O, N-H, CO, và OH là các peak đặc trưng của than sinh học có diện tích bề mặt riêng là 2,66 m2/g. Trong ứng dụng BC-S làm chất hấp phụ màu xanh methylene, khảo sát khả năng hấp phụ màu cho kết quả khả năng hấp phụ cực đại là 5,10 mg MB/g BC-S. Các kết quả cho thấy có thể sử dụng BC-S làm chất hấp phụ xử lý nước thải mang màu rộng rãi ở quy mô công nghiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH