Nghiên cứu kiểu gen mã hóa CYP2C19 và mối liên quan đến hiệu quả điều trị Helicobacter pylori của phác đồ hai thuốc liều cao (PPI, amoxicillin)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trung Nam Phan, Hoàng Long Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 660.6 Biotechnology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2023

Mô tả vật lý: 111-116

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432802

 Khảo sát kiểu gen CYP2C19 và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ này. Đối tượng, phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi trên 82 bệnh nhân bệnh lý dạ dày tá tràng nhiễm H. pylori được điều trị tiệt trừ bằng phác đồ hai thuốc liều cao gồm esomeprazole và amoxicillintrong 14 ngày và phân tích kiểu gen CYP2C19 qua giải trình tự, đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ H. pylorichung và theo từng nhóm chuyển hóa CYP2C19. Kết quả Tổng số 82 bệnh nhân (39 nam, 43 nữ), tuổi trung bình 38,26 ± 12,25. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh nhân là đau thượng vị, trong đó, 81,7% bệnh nhân viêm dạ dày, 9,8% loét dạ dày và 8,5% loét hành tá tràng trên nội soi. Phân bố kiểu gen CYP2C19 chuyển hóa nhanh (EM), trung bình (IM), kém (PM) lần lượt là 41,5%, 47,5%, 11%. Điều trị tiệt trừ thành công H. pylori bằng phác đồ hai thuốc liều cao theo ý định điều trị (ITT) là 76,8%, theo đề cương nghiên cứu (PP) đạt 81,8%. Tỷ lệ tiệt trừ thành công ở nhóm có kiểu gen CYP2C19 chuyển hóa kém, trung bình và nhanh lần lượt là 88,9%, 86,5% và 74,2% (p >
  0,05). Bệnh nhân có tác dụng phụ trong quá trình điều trị chiếm 22,1% với mức độ nhẹ, chủ yếu là buồn nôn (9,1%), mệt mỏi (9,1%), tiêu chảy (2,6%). Kết luận Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ hai thuốc liều cao khá tốt khi phân tích theo đề cương nghiên cứu, là lựa chọn thay thế trong một số trường hợp với ưu điểm ít tác dụng phụ và sử dụng đơn giản. Mặc dù tỷ lệ tiệt trừ thành công ở nhóm bệnh nhân mang gen CYP2C19 chuyển hóa kém có xu hướng cao hơn nhóm chuyển hóa trung bình và nhanh, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, cần có thêm nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn trong thời gian tới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH