Đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ niệu đạo động học ở bệnh nhân nữ có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Âu Hoàng, Ngọc Dũng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 49-53

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432811

 Mô tả đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ (CHT) niệu đạo ở nhóm bệnh nhân nữ có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (Stress Urinary Incontinence -SUI). Đối tượng và phương pháp 22 bệnh nhân nữ có SUI, được chụp CHT niệu đạo bằng các chuỗi xung chụp tĩnh và động học. Các chuỗi xung CHT tĩnh nhằm đánh giá chiều dài, thể tích niệu đạo, bề dày lớp cơ vân- cơ trơn cũng như các dây chằng hỗ trợ quanh niệu đạo. Các chuỗi xung CHT động học niệu đạo (thì nghỉ và tống tiểu) nhằm đánh giá góc niệu đạo, góc sau bàng quang niệu đạo, góc cổ bàng quang- mu cụt cũng như vị trí của cổ bàng quang và cổ tử cung so với đường mu cụt. Các số đo ở chuỗi xung chụp động sẽ được so sánh giữa thì nghỉ và thì tống tiểu nhằm đánh giá biên độ di động của các cấu trúc niệu đạo khi gắng sức. Kết quả Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 53.9±12.6, lớn nhất là 74 tuổi, nhỏ nhất là 13 tuổi. Số lần đẻ trung bình là 2.1 ±0.7, đẻ nhiều nhất là 3 lần. Đẻ thường chiếm 16/22 bệnh nhân (73%). Thời gian mắc SUI từ 1-5 năm chiếm 63.7%, >
  5 năm chiếm 23.7%. Mức độ rối loạn SUI nặng chiếm 68%. Trên các chuỗi xung chụp tĩnh, chiều dài trung bình và thể tích trung bình niệu đạo lần lượt là 30.8 ± 6.2 mm và 5.5± 2.1 cm3, bề dày lớp cơ vân, lớp cơ trơn của niệu đạo lần lượt là 2.2±0.53 mm, và 5.1±0.47 mm, khiếm khuyết các cấu trúc hỗ trợ quanh niệu đạo chiếm 40%. Trên các chuỗi xung chụp động, góc niệu đạo trung bình, góc sau bàng quang- niệu đạo, góc cổ bàng quang- mu cụt ở thì nghỉ và thì đào thải lần lượt là 18.1±10.40 và 53.8±37.40
  145.3±130 và 171.2±13.50
  52.6±18.30 và 45.7±26.40. Vị trí cổ bàng quang và cổ tử cung so với đường mu cụt ở thì nghỉ và thì đào thải lần lượt là(-) 15.6±7.5 mm và (+) 5.4±12.7 mm
  (-) 31.1±14.7 mm và (-) 10.5±17.1 mm. Kết luận Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đặc điểm lâm sàng, các cấu trúc giải phẫu của niệu đạo và phức hợp niệu đạo -cổ bàng quang ở nhóm bệnh nhân nữ có rối loạn SUI. Các thông số này sẽ được đối chiếu với nhóm bệnh nhân không có rối loạn SUI để tìm nguyên nhân của SUI.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH