Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê tài chính của Bộ tài chính và sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên 3 khía cạnh của nợ công gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các chỉ số để đánh giá mức độ nợ công của VN qua giai đoạn 2006-2019, đồng thời cũng đánh giá tính bền vững và an toàn của nợ công Việt Nam so với các nước trong khu vực Asean. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng trần cho phép nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và Chính phủ đã không giữ được mục tiêu duy trì nợ Chính phủ ở mức dưới 50%/GDP, nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nợ Chính phủ là do bội chi ngân sách, hoạt động chi tiêu công và đầu tư công kém hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư dẫn đến trong những năm qua Việt Nam rơi vào tình trạng thâm hụt kép thâm hụt ngân sách và thâm hụt chi tiêu công đều ở mức cao. Đặc biệt tỷ lệ nợ công ở Việt Nam cũng khá cao khi so sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Điều này cho thấy nợ công đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế. Trên cơ sở đó, bài viết cũng phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ công cao ở Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị góp phần kiểm soát nợ công ở Việt Nam.