Tính đa dạng hệ thực vật ở khu rừng đề xuất thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mông trắng, tỉnh Hà Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tuấn Nguyễn, Văn Phê Phùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 139-147

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432844

 Hệ thực vật ở khu rừng đề xuất thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng, tỉnh Hà Nam khá đa dạng, với 562 loài thuộc 373 chi và 126 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế nhất với 513 loài (91,28%), 348 chi (93,3%), 106 họ (84,13%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 38 loài (6,76%), 18 chi (4,83%), 14 họ (11,11%)
  ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 5 loài (0,89%), 3 chi (0,8%), 2 họ (1,59%)
  ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 4 loài (0,71%), thuộc 2 chi (0,54%) của 2 họ (1,59%)
  cuối cùng là hai ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ. Trong ngành Hạt kín (Angiospermae) thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm ưu thế. Mười họ đa dạng nhất có 215 loài, chiếm 38,26% tổng số loài và mười chi đa dạng nhất có 66 loài, chiếm 11,75% tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Tài nguyên thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với tổng số 289 loài cây có ích, chiếm 51,42% tổng số loài đã biết, có thể được phân loại vào 15 nhóm công dụng khác nhau. Ở khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 41 loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có 21 loài thực vật có trong Sách Đỏ Việt Nam, 27 loài trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP và 7 loài trong Danh lục Đỏ IUCN cần được bảo tồn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH