Đánh giá hiệu quả neo chặn và kiểm soát chiều đứng trên bệnh nhân sai khớp cắn loại II có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ trên ba nhóm bệnh nhân góc hàm đóng, góc hàm mở và góc hàm trung bình. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu mô tả dựa trên phim sọ nghiêng trước và sau điều trị của 69 bệnh nhân (15 nam, 54 nữ) sai khớp cắn loại II xương có nhổ răng hàm nhỏ tại Khoa Nắn chỉnh của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội đến tháng 09/2022. Kết quả Tuổi trung bình là 24,5, nhóm góc hàm đóng 12 bệnh nhân, nhóm góc hàm mở 27 bệnh nhân, nhóm góc hàm trung bình 30 bệnh nhân, đặc điểm trước điều trị của ba nhóm góc hàm tương tự nhau khác nhau chủ yếu ở chiều đứng khuôn mặt qua các chỉ số góc xương hàm dưới và nền sọ (nhóm góc hàm đóng 25,17° ± 2,65°, nhóm góc hàm mở 40,22° ± 2,24°, nhóm góc hàm trung bình 33,92 ± 2,14°). Hiệu quả neo chặn trên ba nhóm góc hàm tương tự nhau răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới di gần ít và không có ý nghĩa thống kê với <
0,05. Sau điều trị, trên bệnh nhân góc hàm đóng GoGnSN tăng 2,17° ± 2,75°, nhóm góc hàm mở GoGnSN giảm -1,05° ± 1,61°, nhóm góc hàm trung bình GoGnSN ít thay đổi. Kết luận Miniimplant có hiệu quả tốt tạo neo chặn tối đa trong các trường hợp nhổ răng điều trị sai khớp cắn loại II. Miniimplant còn có khả năng kiểm soát chiều đứng qua kiểm soát trục dọc của răng hàm lớn và răng cửa làm xoay xương hàm dưới và thay đổi chiều cao tầng mặt dưới (với nhóm góc hàm đóng răng hàm lớn được làm trồi, răng cửa được đánh lún GoGnSn tăng, ANS-Me tăng với nhóm góc hàm mở răng hàm lớn được đánh lún, răng cửa được làm trồi, GoGnSN giảm, ANS-Me giảm, với nhóm góc hàm trung bình vị trí răng hàm lớn và răng cửa hầu như ít thay đổi và góc hàm dưới và chiều cao tầng mặt dưới hầu như không thay đổi sau điều trị.