Vai trò của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Hoàng Bùi, Khánh Duy Bùi, Thị Thu Hải Nguyễn, Thế Sang Phan, Tiến Phong Quách, Huy Văn Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2023

Mô tả vật lý: 44-51

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432921

Đánh giá hiệu quả điều trị của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 7/2022. Các bệnh nhân thỏa các tiêu chí suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính theo tiêu chuẩn APASL 2019 (Hội Nghiên cứu bệnh gan châu Á - Thái Bình Dương) được nhận vào nghiên cứu. Kết quả 95 bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính được thu thập, trong đó, 72 bệnh nhân được điều trị nội khoa thông thường và 23 bệnh nhân được thay huyết tương. Các yếu tố như tuổi, giới, yếu tố thúc đẩy bệnh, mức độ bệnh não gan, albumin, AST, ALT, natri máu, lactate máu, creatinin và nồng độ amoniac không khác nhau giữa 2 nhóm. Qua theo dõi điều trị, các bệnh nhân được thay huyết tương có nồng độ INR, bilirubin toàn phần, các thang điểm MELD, MELD-Na, AARC thấp hơn nhóm điều trị nội khoa. Bệnh nhân được thay huyết tương có tỷ lệ sống 30 ngày cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thay huyết tương (60,87% và 36,11%, p=0,036). Tuy nhiên, tỷ lệ sống 90 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (39,13% và 27,78%, p=0,303). Kết luận Tỷ lệ sống 30 ngày ở nhóm thay huyết tương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần, do đó thay huyết tương có thể được xem như là một phương pháp điều trị hữu hiệu ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn trong khi chờ đợi ghép gan
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH