Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa tại Bệnh viện Thanh Nhàn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Nguyễn, Thị Bích Ngọc Nguyễn, Quang Trung Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617 Miscellaneous branches of medicine Surgery

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 161-165

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432959

 Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu, bao gồm mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa tại Bệnh viện Thanh Nhàn và phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát mô tả, tiến cứu trên những bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Thanh Nhàn, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2020 đến hết tháng 12/2020. Kết quả Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu này là 48,56 ± 22,45, 46,1% bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý kèm theo. Trong 228 ca mổ, có 136 bệnh nhân không đặt dẫn lưu sau mổ (59,6%), có 170 ca mổ nội soi chiếm 74,6%
  có 58 ca mổ mở chiếm tỉ lệ 25,4%. Loại phẫu thuật sạch- nhiễm với số lượng bệnh nhân lớn nhất là 134 bệnh nhân (58,8%). Chỉ số nguy cơ nhiễm trùng vết mổ được sử dụng theo hệ thống NNIS 41(18,0%) bệnh nhân có nguy cơ NKVM cao và rất cao. Tình trạng nhiễm trùng sau mổ có mối tương quan với một số yếu tố tiền sử bệnh kèm theo
  cách thức phẫu thuật
  thời gian phẫu thuật
  đặt dẫn lưu sau mổ. Vết mổ có phân loại sạch - nhiễm, nhiễm, bẩn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn vết mổ có phân loại sạch.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH