Biến động quần thể rầy trên các giống lúa chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng được trồng tại Nam Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Hoàn Đinh, Thị Nhung Lâm, Thị Phương Lan Lê, Thị Trang Lê, Huy Chung Nguyễn, Thị Tho Nguyễn, Tiến Hưng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 50 - 55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432967

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là hai đối tượng sâu hại nguy hiểm và thường xuất hiện cùng nhau trên ruộng lúa. Trong nghiên cứu này, 17 giống lúa gieo trồng phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Hồng được đánh giá nhân tạo tính kháng với rầy nâu và rầy lưng trắng. Kết quả đánh giá cho thấy không có giống nào biểu hiện tính kháng (cấp 0 - 3) với cả hai loài sâu hại nói trên. Bên cạnh đó, 17 giống lúa được trồng tại Nam Định và theo dõi biến động quần thể rầy trong cả 2 vụ lúa năm 2020. Kết quả điều tra cho thấy, sự khác biệt về mật độ rầy giữa các nhóm không rõ ràng, ngoại trừ với quần thể rầy nâu ở vụ Xuân mật độ trung bình trên nhóm cấp 9 cao gấp 2 lần trên nhóm cấp 7. Nhìn chung, mật độ rầy trong năm 2020 là thấp, không bao gồm một số giống trong nhóm nhiễm nặng rầy nâu cấp 9 ở vụ Xuân. Quần thể rầy nâu xuất hiện ở giai đoạn lúa trỗ và đạt đỉnh cao mật độ ở giai đoạn chín sáp. Trong khi đó, đỉnh cao mật độ của rầy lưng trắng có thể ở giai đoạn sớm hoặc muộn hoặc cả hai nhưng mật độ trung bình luôn thấp hơn so với của rầy nâu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH