Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ ở sản phụ quá ngày sinh bằng prostaglandin E2 tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hiếu Bùi, Thị Thuý Nguyễn, Thị Huyền Thái

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618 Other branches of medicine Gynecology and obstetrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 380-384

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432982

 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 sản phụ thai quá ngày sinh được chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin E2 tại BVPSHP từ 01/01/2019 - 31/12/2019. Thời gian trung bình thành công mức độ 1 là 9,4 ± 5,5 giờ, mức độ 2 là 13,2 ± 6,2 giờ. Tỷ lệ sinh đường âm đạo là 84,6%, thời gian trung bình sinh con theo đường âm đạo là 14,7 ± 8,0 giờ. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại phải mổ lấy thai là 15,4%. Nguyên nhân dẫn đến mổ lấy thai là do thai suy (42,8%), đầu không lọt (14,3%) và cổ tử cung không tiến triển (35,7%). Tỷ lệ sản phụ gặp phải biến chứng sau KPCD là 2,2%, trong đó chảy máu sau đẻ chiếm tỉ lệ 1,1% và đờ tử cung chiếm tỉ lệ 1,1%. Chỉ số Bishop thấp làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên, Bisho<
  5 điểm sẽ làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên 35,7%. Nước ối xanh làm tăng tỷ lệ KPCD thất bại lên gấp 4,7 lần so với nước ối trong (p <
  0,05). Các yếu tố tuổi thai nhi, lượng nước ối không làm ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện cơn co. Tỷ lệ sinh đường âm đạo là 84,6%. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại phải mổ lấy thai là 15,4%. Bishop <
  5 điểm sẽ làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên 35,7%. Nước ối xanh làm tăng tỷ lệ KPCD thất bại lên gấp 4,7 lần so với nước ối trong (p <
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH