Kết quả điều trị sốc phản vệ ở trẻ em tại Khoa Điều trị tích cực nội khoa Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Hùng Đậu, Anh Tuấn Tạ, Quốc Đạt Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 58-61

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433121

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, khởi phát nhanh, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sốc phản vệ ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng, phương pháp Nghiên cứu mô tả 110 bệnh nhân được chẩn đoán là sốc phản vệ trong thời gian từ 1/1/2016 đến 1/7/2021.Kết quả Phản vệ chủ yếu là độ III chiếm 92,7%, không có phản vệ độ I và độ II.Bệnh nhân được tiêm bắp adrenalin chiếm 89,1%,tiêm bắp đơn thuần thoát sốc chiếm tỷ lệ 23,6%, trong đó 51,8% số bệnh nhân cần duy trì adrenalin cùng với các vận mạch khác. Tỷ lệ bệnhnhân được tiêm bắp adrenalin ban đầu chiếm chủ yếu (98%), tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân được tiêm adrenalin theo đúng phác đồ chỉ chiếm có 44,5%. Tỷ lệ sống là 95,5%, tử vong là 4,5%. Tỷ lệ di chứng là 1,8%. Thời gian trung vị điều trị là 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ.Kết luậnHầu hết các bệnh nhân sốc phản vệ phải nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa là phản vệ độ III, các bệnh nhân đều được tiêm bắp Adrenalin theo phác đồ của Bộ Y tế, tuy nhiên tỷ lệ thoát sốc sau tiêm bắp Adrenalin đơn thuần là thấp, các bệnh nhân nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa phải kết hợp truyền liên tục Adrenalin và các thuốc vận mạch khác.Thời gian điều trị trung bình 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ. Tỷ lệ sống cao chiếm tới 95,5% trong đó có 1,8% bệnh nhân có di chứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH