Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nguy cơ phá sản doanh nghiệp với các nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng mô hình chỉ số Zscore điều chỉnh của Edward I.Altman để đo lường nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết. Mẫu nghiên cứu gồm 439 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Namvới 5268quan sát trong 12 năm từ năm 2008 đến năm 2019. Phần mềm Stata 14 được sửdụng đểchạy hồi quy theo theo ba mô hình Mô hình bình phương bé nhất (Pools OLS)
Mô hình tác động cốđịnh (FEM)và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), thực hiện kiểm định vềviệc lựa chọn mô hình phù hợp, kiểm định về hiện tượng phương sai không đồng nhất và thực hiện các phương án khắc phục điểm yếu của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong sáu nhân tố mô hình nghiên cứu sự tác động đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp bao gồm Quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất thanh toán hiện thời, đòn bẩy tài chính, mức độ thâm dụng vốn và quy mô công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố tác động nguy cơ phá sản doanh nghiệp và giải thích được 86,78% biến động của nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Trong đó, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất thanh toán hiện thời có tác động thuận chiều đến chỉ số Zscore, làm giảm nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến chỉ số Zscore, làm tăng nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng quan trọng cho các nhà quản trị trong hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp, cho các cổ đông khi ra quyết định đầu tư vốn trong tương lai.