Một số phát hiện mới về di sản ở Tây Nguyên, Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thơm Bùi, Thế Phúc La, Thị Tuất Lương, Khắc Sử Nguyễn, Trung Minh Nguyễn, Tiến Đức Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: TC Khoa học trái đất và môi trường - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2020

Mô tả vật lý: 79-92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433161

Trong các đợt khảo sát thực địa từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019, Đề tài TN17/T06 đã có nhiều phát hiện mới về di sản trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Nổi bật hơn cả là di tích khảo cổ tiền sử khu vực núi lửa Hố Tre, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và các di tích khảo cổ tiền sử dọc thung lũng cổ Sông Ba, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Tại di tích Hố Tre, các hiện vật thu được bao gồm rìu bầu dục, rìu ngắn, hạch đá, mảnh tước, bàn mài, hòn lấy lửa (?),... và các mảnh gốm mang đặc trưng về kỹ thuật và loại hình của thời đại Đá mới. Ở Phú Thiện, các hiện vật thu được bao gồm công cụ ghè một hoặc hai mặt, công cụ chặt thô có rìa lưỡi ngang, công cụ nạo rìa lưỡi dọc, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh tước,... đặc trưng cho kỹ thuật và loại hình công cụ thời đại Đá cũ. Những phát hiện này rất có ý nghĩa về khoa học, góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển của con người từ thời tiền sử tới nay ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Về mặt thực tiễn, chúng là cơ sở để xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, phát triển du lịch địa phương.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH