Nghiên cứu sinh cảnh và thức ăn của loài voi châu Á tại huyện Bắc Trà My và Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Phương Đặng, Ngọc Tú Lý, Đình Duy Nguyễn, Thế Cường Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 177-184

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433169

Ở nước ta, Voi châu Á (Elephas maximus) là loại động vật bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng. Nhằm xác định sinh cảnh sống cũng như thành phần thức ăn của đàn voi ở khu vực giáp gianh hai huyện Bắc Trà My và Hiệp Đức, bằng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với phỏng vấn cộng đồng, sinh cảnh sống và thành phần thức ăn của đàn voi đã được xác định. Sinh cảnh sống của chúng là rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp, rừng thường xanh hỗn giao tre nứa - cây lá rộng, trảng cây bụi và trảng cỏ tái sinh sau nương rẫy, rừng trồng và nương rẫy. Có 45 loài thực vật được ghi nhận là thức ăn của Voi châu Á, thuộc 25 họ, 2 ngành Dương xỉ ngành Mộc lan. Trong đó, Voi châu Á sử dụng 10 loài thực vật làm thức ăn phổ biến là Giang, Búng Báng, Móc, Lá dong, Đùng đình, Song voi, Chè vè, Cỏ chít, Nứa, Chuối rừng. Trung bình, 2 cá thể Voi trưởng thành ăn lượng thức ăn khoảng 109,5 tấn/năm. Theo ước lượng, sinh khối thức ăn trung bình của các loài được Voi châu Á sử dụng khoảng 12 tấn/ha. Do đó, với diện tích khoảng 3000 ha có khả năng cung cấp đủ thức ăn cho 2 cá thể Voi châu Á còn trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, nguồn thức ăn sẽ khan hiếm hơn vào mùa khô khi các loài măng, các loài cây thân thảo bị suy giảm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH