Ghép tạng tại bệnh viện nhi đồng 2: những thành tựu và thách thức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Vinh Đặng, Phi Duy Hồ, Thị Vũ Quỳnh Huỳnh, Đình Văn Nguyễn, Hồng Vân Khánh Nguyễn, Ngọc Thạch Phạm, Tấn Đức Phan, Đông A Trần, Thanh Trí Trần, Hữu Tùng Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 263-268

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433207

 Nhu cầu ghép gan, thận và tế bào gốc ở trẻ tăng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (NĐ2) phát triển các kỹ thuật này với vị thế bệnh viện nhi tuyến cuối và là cơ sở ghép tạng nhi công lập duy nhất Miền Nam. Đối tượng, phương pháp Các trẻ được ghép gan, thận và tế bào gốc tạo máu tại NĐ2 được hồi cứu. Kết quả Có 25 trường hợp (TH) ghép gan từ người cho sống từ 2005-2022, được theo dõi 4 tháng - 17 năm
  tỉ lệ sống còn là 20/25 TH (80%), không có biến chứng trên người cho gan. Có 24 TH ghép thận từ 2004-2022 (22 người cho sống và 2 người cho chết não). Thời gian theo dõi 1-16 năm, thận hoạt động tốt 18/24TH (75%). Tỉ lệ sống còn 21/24 TH (87,5%). Có 5 TH ghép tế bào gốc tạo máu từ 2020-2023, được theo dõi 2-32 tháng. Tỉ lệ sống còn 4/5 TH (80%). Kết luận - Kiến nghị Ghép tạng tại NĐ2 phát triển tốt với sự hỗ trợ từ các trung tâm có kinh nghiệm trong và ngoài nước. Cần giải quyết vấn đề pháp lý, tài chính, nhân sự, trang thiết bị và thuốc trong ghép tạng để thường quy hóa hoạt động lấy ghép tạng.Riêng ghép gan, thận, cần gia tăng nguồn tạng cho trẻ từ người cho chết não
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH