Ngày nay, nhằm đảm bảo sản xuất trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đòi hỏi các phương pháp sản xuất sáng tạo để đạt được sự cân bằng giữa trồng trọt và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này điều tra các thực hành canh tác phổ biến nhất hiện nay để làm sáng tỏ các hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và chi phí thấp nhất, thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đầu tư, và phân tích độ nhạy. Nghiên cứu này tiếp cận hệ thống canh tác rau xà lách trên đất và không cần đất (thủy canh, khí canh), để làm nổi bật khả năng kinh tế và giới hạn của mỗi công nghệ. Các phát hiện cho thấy các hệ thống không đất hiệu quả hơn về sản lượng sản xuất chung và hiệu quả kinh tế so với các hệ thống dựa trên đất. Kết quả phân tích độ nhạy trên canh tác không dùng đất, tác động của các biến đầu vào lên Hiện giá ròng NPV giảm dần theo thứ tự Lãi suất, tổng doanh thu, và tổng chi phí vận hành. Tầm quan trọng của NPV thay đổi nhiều nhất dưới tác động của tổng doanh thu trong hệ thống thủy canh và khí canh, trong khi ở hệ thống dựa trên đất chỉ đứng thứ hai. Tác động lớn nhất của tổng doanh thu cũng cho thấy sự thay đổi đến từ giá bán hoặc sản lượng đầu ra, quan trọng hơn nhiều so với chi phí hoạt động và lãi suất.