Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Giang Cao, Đức Thanh Lê, Hồng Sơn Lê, Thị Minh Huyền Ngô, Minh Hùng Nguyễn, Xuân Trường Nguyễn, Thị Liên Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 89 - 98

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433330

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả điều tra đã xác định được 898 loài thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 551 chi, 160 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Cycadophyta, Gnetophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất chiếm 94,99% tổng số loài cây thuốc. Có 6 dạng sống chính của cây thuốc được ghi nhận (Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân thảo, phụ sinh và ký sinh), nhóm cây thân gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất đến 43,21%. Các bộ phận sử dụng của cây thuốc được chia thành 6 nhóm (thân/vỏ, lá/cành, rễ/rễ củ, cả cây, hoa/quả/hạt và nhóm nhựa/mủ), trong đó nhóm sử dụng bộ phận lá/cành (L) và rễ/rễ củ, củ (R) được sử dụng nhiều nhất, chiếm từ 31% đến 35%. Các kết quả điều tra cho thấy, có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó nhóm trị bệnh ngoài da, nhóm trị bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu và nhóm trị bệnh đường tiêu hóa là 3 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 28% đến 35%. 42 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong khu vực nghiên cứu, trong đó 28 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019), 14 loài nằm trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH