Nghiên cứu lai tạo và chọn lọc giống dâu tây cho năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng cao nguyên Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Đãng Bùi, Jong Nae Hyun, Ngọc Lan Lê, Thế Nhuận Nguyễn, Thị Lý Tưởng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 17 - 26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433339

 Các dòng dâu tây có triển vọng do Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa chọn tạo từ năm 2018 đến năm 2021. Nghiên cứu sử dụng nguồn vật liệu là các giống dâu tây được nhập nội từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số giống tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc được 6 dòng dâu tây có triển vọng gồm PS1.07, PS7.01, PS8.07, PS8.10, PS8.14, PS17.04 phù hợp với điều kiện canh tác ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng tiềm năng năng suất cao (27,8 - 32,6 tấn/ha/năm tại Đà Lạt, Lâm Đồng và 12,7-13,2 tấn/ha/năm tại Bắc Hà, Lào Cai), tỉ lệ quả quả loại 1 đạt 73,6 - 82,1%, độ Brix đạt 10,3 - 12,6%, khẩu vị ngon, quả có mùi thơm và cứng quả
  ít mẫn cảm với một số bệnh hại chính như bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis), bệnh thán thư (Colletotrichum fragariae) và bệnh đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas fragariae). Trong đó, dòng PS8.10 là dòng có nhiều triển vọng nhất, năng suất đạt 32,6 tấn/ha/năm tại Đà Lạt, Lâm Đồng và 13,2 tấn/ha/năm tại Bắc Hà, Lào Cai, độ Brix đạt 12,3 - 12,6% và được người nông dân chấp nhận đưa vào sản xuất tại Lâm Đồng và Lào Cai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH