Mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau can thiệp 150 bệnh nhân can thiệp ĐMV qua da tại Bệnh Viện Tim Hà Nội từ tháng 6/2020 đến hết tháng 2/2021, sử dụng thang điểm HeartQoL để đánh giá CLCS tại các thời điểm nghiên cứu trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.Kết quảTuổi trung bình của nghiên cứu là 63,7 ± 10 tuổi. Tỉ lệ giới nam (66,7%). Điểm trung bình CLCS theo thang điểm HeartQoL tại các thời điểm sau can thiệp từ (2,1 ± 0,4 đến 2,5 ± 0,3) cao hơn và có sự khác biệt so với trước can thiệp (1,9 ± 0,5), <
0,001. Điểm CLCS thuộc lĩnh vực thể chất từ (1,9 ± 0,4 đến 2,4 ± 0,4) <
0,05, điểm CLCS thuộc lĩnh vực cảm xúc từ (2,7 ± 0,4 đến 2,8 ± 0,3) cải thiện theo thời gian <
0,05. Đặc điểm giới tính, trình độ học vấn ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp tại thời điểm 1 tháng (<
0,05). Mức thu nhâp, triệu chứng mệt khi vào viện, khó thở khi vào viện và tình trạng sức khỏe tại các thời điểm có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng (<
0,05). Các triệu chứng như đau ngực, tình trạng suy tim theo phân độ NYHA có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh sau can thiệp mạch vành tại các thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (<
0,05).Kết luậnCác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tại các thời điểm sau can thiệp bao gồm giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, còn tình trạng đau ngực, còn suy tim và tình trạng sức khỏe chung. Chất lượng cuộc sống của người bệnh có điểm số cao nhất sau can thiệp động mạch vành qua da tại thời điểm 6 tháng.