Vai trò PET/CT trên bệnh nhân sau điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có PIVKA-II hoặc AFP-L3 cao

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Khánh Cao, Xuân Cảnh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2023

Mô tả vật lý: 92 - 97

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433395

 Nghiên cứu nhằm khảo sát hình ảnh PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography) với thuốc phóng xạ F-18 Fluorodeoxyglucose (FDG) trong theo dõi ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) có PIVKA-II (Protein induced by the absence of vitamin K or antagonist II) hoặc AFP L3 cao. Hồi cứu những bệnh nhân UTBMTBG sau điều trị, theo dõi có nồng độ huyết thanh PIVKA-II >
  40mAU/ml hoặc AFP-L3 >
  10% và có ghi hình FDG PET/CT với CT động nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT trong sự tương quan với nồng độ PIVKA-II và AFP-L3 (Lens culinaris agglutinin-reactive AFP). 42/48 bệnh nhân trong nghiên cứu (chiếm 87,5%) có tổn thương trên hình ảnh FDG PET/CT, trong đó 16 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương ở gan, 10 bệnh nhân (20,8%) có tổn thương ngoài gan và 16 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương ở gan và ngoài gan. 26/48 bệnh nhân (54,2%) có tổn thương ngoài gan Di căn phổi (31,2%), hạch ở xa (16,6%), phúc mạc (8,3%), hạch vùng (6,2%), xương (6,2%) và thượng thận (2,1%). Tỷ lệ AFP-L3 trung bình là 40,6% ở nhóm bệnh nhân có tổn thương và 11,7% ở nhóm không phát hiện tổn thương (p=0,02). Không có sự khác biệt ý nghĩa về nồng độ PIVKA-II giữa 2 nhóm bệnh nhân. Ở bệnh nhân UTBMTBG đã điều trị có nồng độ huyết thanh PIVKA-II hoặc AFP-L3 cao, thì FDG-PET/CT với CT động đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương. Cần xem xét chỉ định FDG PET/CT khi kết quả hình ảnh thường qui không phát hiện được tổn thương hoặc khi muốn đánh giá kỹ hơn và phát hiện thêm các tổn thương khác trong cơ thể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH