Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị của các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang 2019 - 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 47 bệnh nhân tại khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ 1/1/2019 - 31/12/2020. Kết quả Tuổi hay gặp là lứa tuổi trẻ 32,5 ±11,5, tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất là 44 tuổi. Tiền sử mổ lấy thai 2 lần chiếm tỉ lệ cao nhất 55,3%, còn mổ đẻ ≥ 3 lần chiếm 21,2%. Triệu chứng lâm sàng 70,2% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. 29,8% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như đau bụng chiếm 21,2%, ra máu âm đạo chiếm tỉ lệ 8,5%, băng huyết chiếm tỉ lệ 0,1%. Kết quả cận lâm sàng Siêu âm phát hiện tuổi thai <
6 tuần chiếm tỉ lệ 42,6%, tuổi thai 6 -7 tuần 38,3%, tuổi thai 8- 10 tuần chiếm 14,9%, tuổi thai >
10 tuần chiếm 4,3%
βHCG trước điều trị bằng phương pháp hút thai, nồng độ βHCG trung bình trước điều trị là 34.768 mIU/ ml, sau điều trị 1 ngày trung bình là 10.068 mIU/ ml. Với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, nồng độ HCG trước điều trị trung bình là 92.987 mIU/ ml, sau điều trị 1 ngày trung bình là 58.977 mIU/ ml. Kết quả điều trị chửa sẹo mổ lấy thai Phương pháp điều trị thai chửa sẹo mổ lấy thai bằng hút thai có 45 trường hợp, chiếm 95,7%, tỉ lệ thành công 97,7%. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật lấy túi thai và làm lại sẹo mổ lấy thai có 2 trường hợp, chiếm 4,3%, tỉ lệ thành công 100%. Kết luận Bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang có tuổi trung bình là 32,5 ±11,5. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện khi đi khám vì chậm kinh. Đa số bệnh nhân có tiền sử mổ đẻ từ 2 lần trở lên. 95,7% bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hút thai dưới hướng dẫn bằng siêu âm, tỉ lệ thành công 97,7%. 4,3% bệnh nhân phải phẫu thuật mổ lấy túi thai, làm lại sẹo mổ, tỉ lệ thành công 100%.