Biến dị di truyền các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây của các gia đình keo lá tràm tại bàu bàng, bình dương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Trường Lê, Thanh Tuấn Nguyễn, Văn Tỉnh Phùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2021

Mô tả vật lý: 19-25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433418

Để hiểu rõ hơn về biến dị di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth), bài báo đã điều tra các cá thể của 168 gia đình thế 2 trồng tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. Các chỉ tiêu chiều cao, đường kính, độ thẳng thân, độ nhỏ cành đã được đo ở tuổi 2 và tuổi 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình có sự sai khác rõ rệt. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu nghiên cứu ở mức thấp (giá trị từ 0,1 đến 0,4) và có xu hướng tăng từ tuổi 2 đến tuổi 5, nhưng hệ số biến động di truyền lũy tích khá cao từ 4,45% đến 26,42%. Với tỷ lệ chọn lọc khoảng 5% tương ứng với khoảng 8 - 10 gia đình sinh trưởng tốt nhất trong vườn giống thì tăng thu di truyền đạt được 11,26% với chỉ tiêu đường kính, 4,49% với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn, 8,49% với chỉ tiêu độ thẳng thân và cao nhất là chỉ tiêu độ nhỏ cành 15,57%. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cải thiện giống Keo lá tràm về sinh trưởng và chất lượng thân cây là hoàn toàn có thể thực hiện được, hơn nữa nghiên cứu đã cung cấp thông tin hữu ích để lựa chọn được các gia đình tốt nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu và cải thiện giống Keo lá tràm.Để hiểu rõ hơn về biến dị di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth), bài báo đã điều tra các cá thể của 168 gia đình thế 2 trồng tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. Các chỉ tiêu chiều cao, đường kính, độ thẳng thân, độ nhỏ cành đã được đo ở tuổi 2 và tuổi 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình có sự sai khác rõ rệt. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu nghiên cứu ở mức thấp (giá trị từ 0,1 đến 0,4) và có xu hướng tăng từ tuổi 2 đến tuổi 5, nhưng hệ số biến động di truyền lũy tích khá cao từ 4,45% đến 26,42%. Với tỷ lệ chọn lọc khoảng 5% tương ứng với khoảng 8 - 10 gia đình sinh trưởng tốt nhất trong vườn giống thì tăng thu di truyền đạt được 11,26% với chỉ tiêu đường kính, 4,49% với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn, 8,49% với chỉ tiêu độ thẳng thân và cao nhất là chỉ tiêu độ nhỏ cành 15,57%. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cải thiện giống Keo lá tràm về sinh trưởng và chất lượng thân cây là hoàn toàn có thể thực hiện được, hơn nữa nghiên cứu đã cung cấp thông tin hữu ích để lựa chọn được các gia đình tốt nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu và cải thiện giống Keo lá tràm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH