Ở Việt Nam, các quần xã cây Cóc đỏ phân bố gần cửa sông, ven biển nơi chỉ ngập triều cao, đất sét hơi chặt, thường mọc lẫn các loài Giá (Excoecaria agallocha), Dà (Ceriops sp.) có khi mọc thành quần xã ưu thế hoặc gần như thuần loại với mật độ dày. Trong bài báo này, đã tiến hành lấy mẫu đất ở 15 vị trí của 3 khu vực có sự phân bố tập trung của các quần xã cây Cóc đỏ phân bố ở Nam Bộ theo 2 mùa (mưa và khô). Tiến hành phân tích chỉ số lí hóa của các đất thu được theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Viện Thổ nhưỡng nông hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu gồm pH đất, độ dẫn điện (EC), hàm lượng tổng muối tan (TMT%), chất hữu cơ, hàm lượng N tổng số và N dễ tiêu, tỉ lệ C/N giữa ba khu vực nghiên cứu (Cần Giờ, Côn Đảo và Phú Quốc) có sự khác biệt có ý nghĩa theo mùa (mùa mưa và mùa khô) và theo tầng đất khảo sát (0-20 cm, 40-60 cm). Các chỉ số hàm lượng tổng muối tan với độ dẫn điện trong đất
giữa hàm lượng chất hữu cơ với N tổng số
giữa hàm lượng chất hữu cơ với N dễ tiêu
và giữa hàm lượng N tổng số với N dễ tiêu đều có mối tương quan chặt với nhau.