Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược cũng như đối tác chiến lược toàn diện
có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh đó, xây dựng và phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam đang được quan tâm để giúp các doanh nghiệp tăng khả năng thích nghi và hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, cường thịnh và hạnh phúc. Do đó, các doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, thực trạng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, còn không ít doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới xây dựng văn hoá doanh nghiệp hoặc cách thức xây dựng chưa thực sự khoa học, bài bản. Một số doanh nghiệp còn duy trì cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền, và hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối giới lãnh đạo. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng quan hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay với sự tồn tại hai mặt tích cực và hạn chế đan xen lẫn nhau, nội dung bài viết sau đây sẽ đưa ra các giải pháp góp phần giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp hiệu quả hơn.