Ảnh hưởng của phân bón và độ cao trồng đến năng suất, hàm lượng tinh dầu của gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) tại Núi Cấm, An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Thanh Nguyễn, Thị Mỹ Bình Nguyễn, Thị Phong Lan Nguyễn, Thị Thanh Xuân Nguyễn, Văn Quang Phạm, Hoài Vũ Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 53 - 58

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433489

Gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) là một cây hoang dại, thường mọc ở độ cao 300 m và 500 m trên núi Cấm, tỉnh An Giang. Nghiên cứu thực hiện để xác định ảnh hưởng của phân bón và độ cao trồng đến năng suất và hàm lượng các hoạt chất, đặc biệt là zerumbone. Kết quả cho thấy, công thức bón (tính cho 1 ha) 1 tấn phân hữu cơ và phân bón hóa học 110 kgN-30 kgP2O5-100 kgK2O có năng suất củ cao nhất, đạt 6,1 tấn/ha khác biệt có ý nghĩa với công thức không bón phân (2,8 tấn/ha) và công thức chi bón phân hữu cơ (4,0 tấn/ha). Tuy nhiên, trong gừng gió ở các độ cao khác nhau cho năng suất củ không khác biệt. Hàm lượng zerumbone của gừng gió trồng ở khu vực chân núi đạt 29,44%, ở độ cao 300 m và 500 m lần lượt là 25,2% và 27,0 %. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây gừng gió có thể di chuyển xuống trong ở vùng chân núi Cấm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH