Tác động của acid salicylic đến một số chỉ tiêu sinh lí của cúc mai vàng cắt cành

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phi Bằng Cao, Thị Bích Ngọc Chu, Thị Mận Lê, Thị Lan Hương Phùng, Thị Thanh Huyền Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội), 2021

Mô tả vật lý: 96-103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433577

 Cây Hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là loại cây có giá trị kinh tế và dược liệu lớn.Loại cây này đứng thứ hai về sản lượng hoa cắt cành trên thế giới. Acid salicylic (SA) là chất điều hòa sinh trưởng đa tác động tới các đặc điểm sinh lí của thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu tác động của SA ở các nồng độ khác nhau (0,0
  0,25
  0,5
  0,75
  1,0
  1,5 và 2,0 mM) đến các đặc điểm sinh lí của hoa cúc mai vàng cắt cành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng SA có tác động tới hàm lượng sắc tố quang hợp và huỳnh quang diệp lục của lá cũng như hàm lượng anthocyanin trong mô cánh hoa cúc mai vàng cắt cành. SA ở các nồng độ 0,25 - 0,5 mM làm tăng hàm lượng diệp lục a, diệp lục b, diệp lục tổng số và carotenoid trong mô lá ở các ngày 2 đến thứ 5 so với ngày 1. Hàm lượng các sắc tố quang hợp này không biến đổi qua các ngày thí nghiệm ở các công thức xử lí SA nồng độ 0,75 - 1,0 mM. Trong khi đó, SA ở nồng độ 1,5 - 2,0 mM làm giảm hàm lượng sắc tố quang hợp ở ngày 3 - 5 so với ở ngày 1. Giá trị Fv/Fm giảm từ ngày 1 đến ngày 5 ở tất cả các công thức thí nghiệm, mức độ giảm nhỏ nhất ở các công thức 0,25 và 0,50. Anthocyanin được tích lũy trong cánh hoa cúc mai vàng cắt cành ở tất cả các công thức thí nghiệm nhiều hơn ở các ngày 2 - 4 so với ở ngày 1. Ở ngày 5, hàm lượng sắc tố này vẫn cao hơn ở ngày 1 ở các công thức có xử lí SA nồng độ 0,25 - 0,75 mM.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH