Bài viết đề xuất một hệ qui chiếu các tương đồng-dị biệt và sự cố dụng học cho các nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá trong tương tác. Hệ qui chiếu được xây dựng với ba chiều 'Biểu hiện' (Văn hoá), 'Tác động' (Giao tiếp) và 'Mức độ' (Tầng qui chiếu). Bài viết cũng đi sâu xem xét các cách tiếp cận chiều 'Biểu hiện' của các học giả khác nhau như Hofstede, Hall, Trompenaars & Hampden-Turner và Lewis, đồng thời đưa ra những nhận xét chung trước khi đề xuất cách tiếp cận của riêng tác giả trong bài viết tiếp sau.