Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tim thai ở sản phụ tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp Nhóm bệnh 20 sản phụ tiền sản giật ≥18 tuổi có thai từ 28 tuần trở lên, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính. Nhóm chứng 20 sản phụ khỏe mạnh có tuổi mẹ và tuổi thai tương đương, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính
Cả hai nhóm đều thực hiện xét nghiệm sàng lọc cơ bản trước sinh bình thường, đến khám và điều trị tại Khoa Phụ Sản và Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 08/2019 đến 8/2020. Thực hiện siêu âm tim thai và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Kết quả và kết luận Những chỉ số lâm sàng có ảnh hưởng đến chức năng của tim phải của thai nhi khi biểu hiện bằng chỉ số Tei thất phải gồm BMI trước mang thai (r=0,336, <
0,05), huyết áp tâm thu (r=0,333, <
0,05) và huyết áp tâm trương (r=0,381, <
0,05). Bên cạnh đó, huyết áp tâm thu (r=0,364, <
0,05), huyết áp tâm trương (p=0,337, <
0,05) và LDL-C (r=0,471, <
0,05) là những chỉ số có ảnh hưởng đến chức năng tim trái của thai nhi thông qua chỉ số Tei thất trái. Khi siêu âm Doppler động mạch tử cung, có mối tương quan đồng biến giữa chỉ số RI với chỉ số tim ngực (r=0,726, <
0,001), đường kính tâm thu thất phải (r=0,730, <
0,05), các chỉ số hình thái tim (mức tương quan tương đối chặt chẽ, <
0,05), chỉ số Tei thất phải (r=0,374, <
0,05). Chiều dày của các thành tim thai và chỉ số VTI của tim thai nhi qua ĐMC, ĐMP ở nhóm sản phụ có chỉ số kháng trở động mạch tử cung RI>
0,55 với nhóm lớn hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm sản phụ có chỉ số RI≤0,55 với <
0,05.