Trong nghiên cứu này, để dự đoán hiện tượng đàn hồi sau biến dạng dẻo khi tạo hình biên dạngchữ U cho vật liệu tấm có độ bền cao DP590, ba mô hình hóa bền vật liệu mô hình hóa bền đẳnghướng, hóa bền động và hóa bền kết hợp đã được đưa vào phần mềm mô phỏng FEM để dự đoánvà so sánh quá trình kéo nén đồng trục cho tấm vật liệu mẫu. Cả 3 mô hình sau đó đã được sửdụng để mô phỏng hiện tượng đàn hồi sau biến dạng dẻo cho chí tiết hình có biên dạng hình chữU. Để mô tả quá trình này, kết quả biến dạng của hình chữ U từ mô phỏng trong môi trường độnglực học (Abaqus/Explicit) sẽ được lấy làm đầu vào cho môi trường tĩnh học (Abaqus/Standard) vàcho ra được kết quả dự báo sau biến dạng đàn-dẻo. Kết quả mô phỏng cho thấy quy luật hóa bềnđẳng hướng và hóa bền động dự báo không chính xác so với mô hình thực nghiệm qua các thôngsố đo đạc. Trong khi đó, dự đoán của quy luật hóa bền kết hợp là phù hợp hơn cả khi so sánh vớikết quả thực nghiệm. Nghiên cứu cũng xác định được mức độ ảnh hưởng của các tham số tạo hìnhnhư bán kính góc lượn của khuôn trên, khuôn dưới và lực chặn phôi đến các kết quả đo đạc saukhi tạo hình chữ U để từ đó chọn được bộ tham số phù hợp cho kết quả đàn hồi sau biến dạng dẻolà nhỏ nhất thông qua thực nghiệm Taguchi và phân tích phương sai ANOVA.