Hình tượng kẻ sát nhân trong truyện ngắn Edgar Allan Poe nhìn từ triết học Hegel về sự Tự-ý thức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nho Minh Uyên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 1969-1980

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433820

Truyện ngắn của Edgar Allan Poe thường được đánh giá dựa trên phương diện tài năng nghệ thuật của nhà văn - tài hoa của văn nhân trong việc lựa chọn những kĩ thuật sáng tác đặc sắc như Hiệu ứng Đơn, một lý thuyết văn học Edgar Allan Poe đề ra, để trích ra từ bạn đọc những phản xạ cảm xúc có tính hiệu quả cao như cảm xúc chiến-hay-chạy. Xu hướng nghiên cứu chú trọng vào kĩ thuật viết văn này là phù hợp với quan niệm đề cao tầm quan trọng của hiệu ứng trong sáng tạo nghệ thuật của Edgar Allan Poe. Lựa chọn một cách tiếp cận khác, bài viết đánh giá truyện ngắn của Edgar Allan Poe ở phương diện tư tưởng triết học mà nhà văn truyền đạt trong tác phẩm. Đó là khả năng đúc rút quy luật chung gây ra tâm lý tội phạm và từ đó gợi ý cách thức vượt qua chúng. Nhận thấy cơn giận, ham muốn giết người và niềm kinh sợ cái chết liên tục nổi trội trên bề mặt các tác phẩm kinh dị của Edgar Allan Poe, bài nghiên cứu đặt vấn đề tìm hiểu quy luật cốt lõi ẩn trong tác phẩm đã gây ra những hiện tượng tâm lý ấy. Dưới sự dẫn dắt của triết học Hegel, bài nghiên cứu đã lý giải được khao khát nâng cao sự xác tín về chính mình ở dạng sơ khai - thông qua cuộc chiến mất còn - của Tự-ý thức là cơ chế vận hành tâm lý nhân vật trong truyện ngắn kinh dị của Edgar Allan Poe.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH