Ảnh hưởng của phân trùn quế và phân bón lá đến một số tính chất đất và năng suất giống lúa OM18 tại tỉnh An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chương Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 2493-2500

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433862

 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân trùn quế Atiga và phân bón lá Hi-Boron 7-14 đến một số một số đặc tính lý hóa đất và năng suất lúa OM18 trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2019-2020. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với bốn nghiệm thức, 4 lần lặp lại tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Mỗi nghiệm thức có diện tích 48 m2 (8 m x 6 m). Các nghiệm thức vụ 1 (Đông Xuân) đối chứng (NT1) chỉ bón NPK (85 kg N - 45 kg P2O5- 45 kg K2O)
  (NT2) bón NPK + phun Hi-Boron 7-14
  (NT3) NPK + 300 kg/ha phân trùn quế Atiga
  (NT4) bón NPK + 300 kg/ha phân trùn quế Atiga + phun Hi-Boron 7-14. Các nghiệm thức vụ 2 (Hè Thu) được tiến hành trên nền thí nghiệm 1. Tuy nhiên, các nghiệm thức không bón phân trùn và không phun Hi-Boron 7-14 (chỉ bón NPK theo công thức 85 kg N - 45 kg P2O5 - 45 kg K2O). Kết quả cho thấy bón 300 kg/ha phân trùn quế và phun phân bón lá trong vụ Đông Xuân đã cải thiện chất hữu cơ, đạm tổng số, lân hữu hiệu và kali trao đổi trong đất. Mặt khác năng suất lúa tăng lên 11,3% ở nghiệm thức có bón phân trùn quế và phun phân bón lá so với nghiệm thức chỉ bón NPK trong vụ Đông Xuân. Vụ Đông Xuân, năng suất ở các nghiệm thức bón phân kết hợp vô cơ, trùn quế Atiga và phun phân bón lá Hi-Boron cao hơn 14,9% năng suất vụ Hè Thu chỉ bón NPK trên cùng nghiệm thức. Các tính chất đất cải thiện không nhiều do không bón bổ sung phân trùn quế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH