Khảo sát chỉ số AIP (Atherogenic Plasma Index) và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp 50 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và 30 người được chụp động mạch vành bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/ 2021 đến 9/ 2022. Tính chỉ số tác nhân xơ vữa trong huyết tương (AIP) theo công thức dựa trên kết quả xét nghiệm. Kết quả Tuổi trung bình của nhóm BTTMCBMT là 67,30 ±10,48, nhóm không BTTMCBMT là 64,7 ±10,08. Giá trị trung vị của AIP ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính lần lượt là 0,34 (0,11 - 0,51) cao hơn so với nhóm chứng 0,18 (-0,43 - 0,37) với p >
0,05. Giá trị trung vị của AIP của nam 0,33 (0,11 - 0,51) thấp hơn so với nữ 0,35 (0,1 - 0,6) không có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Trong nhóm BTTMCB mạn tính, giữa nhóm có và không có đái tháo đường, chỉ số AIP khác biệt có ý nghĩa (p <
0,05) nhưng không có sự khác biệt với hút thuốc lá, tăng huyết áp và RLLP máu. Chưa thấy sự khác biệt có ýnghĩa chỉ số AIP giữa các mức độ đau ngực theo phân độ CCS, giữa 2 nhóm suy tim và không suy tim. Kết luận Chỉ số AIP không có sự khác biệt giữa hai nhóm. AIP có mối liên quan với tình trạng có đái tháo đường hoặc không đái tháo đường. Tuy nhiên, không có sự liên quan tới tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp và RLLP máu. Mối liên hệ giữa AIP và tình trạng đau ngực hay suy tim cũng chưa được ghi nhận.