Tiểu thuyết Coolie (1936) của nhà văn Mulk Raj Anand từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa: Dự án dân tộc theo xu hướng Marxist ở Ấn Độ đầu thế kỷ XX

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Ngân Lê, Phương Chi Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học & công nghệ Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 66 - 72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433987

Với tư cách là một hướng tiếp cận văn học, phê bình hậu thuộc địa có thể được dùng để đọc các tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn thuộc địa. Điều này xuất phát từ nội dung cơ bản nhất của phê bình hậu thuộc địa, đó là nghiên cứu quá trình thuộc địa (có thể truy sự khởi đầu của nó từ thời Phục Hưng) và quá trình giải thuộc địa (quá trình các nền văn hóa bản địa được tái thiết lập và giành ưu thế trở lại). Bài báo này tiếp cận tiểu thuyết Coolie (1936) của nhà văn Ấn Độ Mulk Raj Anand (gọi tắt là Anand) từ góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa, cụ thể là từ sự nhấn mạnh đến nội dung chống thực dân của hướng lý thuyết này. Bài báo nhấn mạnh dự án dân tộc theo xu hướng Marxist được hàm ẩn trong tác phẩm như là một đặc trưng của phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời, hướng đến khẳng định khả năng của việc đọc các tác phẩm văn học ra đời trong bối cảnh thuộc địa từ góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH