Tần suất, mầm bệnh, các yếu tố nguy cơ và quản lý nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan tới ống thông ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Hữu Nghị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.61 *Diseases of kidneys and ureters

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 282-286

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 433994

 Nghiên cứu nhằm xác định tần suất, các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn tiết niệu do ống thông ở bệnh nhân đột quỵ và đánh giá các can thiệp của điều dưỡng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông ở bệnh nhân đột quỵ. Phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 119 bệnh nhân đột quỵ được đặt ống thông tại Bệnh viện Hữu Nghị trong suốt thời gian nhập viện. Kết quả Tần suất nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện là 34/119 (28,57%). Các mầm bệnh phổ biến nhất liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ là E. coli (46,15%), Candida albicans (23,07%), K. pneumoniae (15,38%) và P. aeroginosa (15,38%). Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ gồm Tuổi ≥80 tuổi (61,76 %), giới tính nữ (19/7, 27,00%), đái tháo đường (5/34, 14,70%), mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, thời gian đặt ống thông ≥7 ngày và thời gian nằm viện kéo dài (>
 1 ngày). Các can thiệp của điều dưỡng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông có thể gồm đặt và bảo quản ống thông đúng cách, chỉ đặt và loại bỏ ống thông khi có chỉ định, rửa tay sạch, đặt ống thông bằng kỹ thuậtvô trùng, cố định ống thông đúng cách và duy trì hệ thống dẫn lưu kín. Kết luận Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện Hữu Nghị còn khá cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH