Đặc điểm hội chứng ly giải u ở trẻ bệnh ác tính điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh An Đào, Văn Thành Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 339-343

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434039

Hội chứng ly giải u (HCLGU) là một tình trạng cấp cứu ung thư, đe dọa tính mạng trẻ mắc bệnh ác tính vì có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, co giật, suy thận và tử vong nếu không được dự phòng và điều trị thích hợp. Nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị liên quan đến HCLGU ở trẻ bệnh ác tính mới được chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ bệnh ác tính mới được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. HCLGU được định nghĩa theo tiêu chuẩn của Cairo - Bishop [5]. Các số liệu được nhập vào Epidata và phân tích bằng phầnmềm STATA 14. Kết quả Chúng tôi ghi nhận 174 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với tuổi trung bình lúc nhập viện là 76,9 ± 53,6 tháng và tỷ lệ nam/nữ là 1,32/1. Có 35/174 ca (20,1%) được chẩn đoán HCLGU, trong đó 17 trường hợp (48,6%) xuất hiện tự phát trước hóa trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, HCLGU thường gặp nhất ở nhóm bạch cầu cấp dòng lympho với hơn 2/3 các trường hợp, kế tiếp là lymphoma không Hodgkin (17,2%). Khảo sát 157 trẻ không có HCLGU tại thời điểm chẩn đoán, ghi nhận tỷ lệ bệnh nhi được dự phòng bằng đa truyền dịch và allopurinol là 75 ca (47,8%), trong đó 17/75 trường hợp (22,7%) tiến triển HCLGU. Các trường hợp này được tiếp tục được điều trị đa truyền dịch, allopurinol, điều chỉnh rối loạn điện giải và theo dõi chặt chẽ. Một trường hợp cần chạy thận nhân tạo 6 lần, sau đó được người thân xin về và tử vong tại nhà do sốc nhiễm trùng. Kết luận Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ HCLGU ở trẻ bệnh ác tính là 20,1%, chủ yếu xảy ra ở trẻ bạch cầu cấp dòng lympho và lymphoma không Hodgkin. Do còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương pháp điều trị tiên tiến, chẳng hạn như rasburicase, nên việc phân tầng nguy cơ sớm vàphòng ngừa thích hợp ở trẻ có nguy cơ cao đặc biệt quan trọng trong quản lý HCLGU.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH