Bảo tồn, phát triển cây dược liệu quý hiếm từ tiềm năng, lợi thế nhằm hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chương Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, 2021

Mô tả vật lý: 142-147

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434147

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 35 loài thuộc 27 họ thực vật quý hiếm cần được bảo tồn, 30 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao. Nhiều năm qua, tỉnh đã xác định bảo tồn, phát triển cây dược liệu quý hiếm từ tiềm năng, lợi thế sẵn có là hướng đi phù hợp, nhằm hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Do vậy, trong quá trình phát triển, tỉnh đã xác lập được các vùng phát triển dược liệu trọng tâm tại 03 huyện, đồng thời định hướng các loại dược liệu chủ lực của từng địa phương để tập trung phát triển một cách đồng bộ. Bài viết phân tích thực trạng của việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại tỉnh Kon Tum, dự đoán giá trị kinh tế và đề xuất một số giải pháp để khắc phục những rào cản trong quá trình phát triển cây dược liệu, nhằm góp tiếng nói cho việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu từ tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng đất này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH