Xác định sản lượng gỗ thương phẩm của rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc Bộ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Thưởng Bùi, Văn Bản Đỗ, Trung Hiếu Đoàn, Quốc Thành Lưu, Huy Hoàng Nguyễn, Việt Cường Nguyễn, Quang Tuyến Phạm, Tiến Dũng Phạm, Tất Đơ Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 86-94

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434158

 Việc phân loại và xác định trữ lượng gỗ thương phẩm theo mục tiêu sản phẩm khác nhau, từ đó định giá chính xác giá trị kinh tế của rừng là yêu cầu quan trọng giúp người trồng rừng có thể định lượng được chính xác giá trị lô rừng trồng của mình. Nghiên cứu này xác định sản lượng gỗ thương phẩm gồm năng suất, chiều dài và thể tích sản phẩm từng phân đoạn gỗ có đường kính đầu nhỏ theo các kích cỡ khác nhau của loài Keo tai tượng tại khu vực Đông Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 42 ô tiêu chuẩn tại Vùng Đông Bắc Việt Nam theo 3 mô hình gồm trồng rừng gỗ nhỏ, gỗ lớn và rừng chuyển hóa từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn cho thấy Trong cùng một cấp đất, tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng đạt giá trị cao nhất ở mô hình rừng chuyển hóa
  tỷ lệ sản phẩm gỗ xẻ (D ≥ 15cm) tại mô hình rừng chuyển hóa lớn hơn so với hai mô hình còn lại
  tỷ lệ sản phẩm gỗ tại các tuổi khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Tại tuổi 3-5 có thể khai thác cho mục đích làm dăm gỗ
  tại tuổi 6-9 có thể khai thác cho mục đích làm ván ghép thanh hoặc gỗ bóc làm án dán thông thường
  từ tuổi 10 có thể khai thác cho mục đích làm gỗ xẻ cho sản xuất đồ mộc. Đối với khu vực Đông Bắc Bộ, để đạt được tỷ lệ gỗ lớn (D ≥ 15cm) trên 70% thì chu kỳ kinh doanh rừng phải trên 13 năm. Các phương trình tương quan giữa chiều dài khúc gỗ, thể tích sản phẩm gỗ đối với đường kính ngang ngực có quan hệ từ chặt tới rất chặt. Các phương trình tương quan này được xây dựng khá đơn giản và thuận tiện trong sử dụng, chỉ cần đo đếm đường kính cây là có thể xác định được chiều dài, sản lượng gỗ thương phẩm khác nhau khi kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH