Dưới tác động của tải trọng động, nền đất bão hòa có thể mất đi sức kháng cắt và độ cứng trong khi áp lực nước lỗ rỗng có thể tăng lên. Hiện tượng này được gọi là hóa lỏng, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho công trình, mái dốc, kết cấu đập và các kết cấu địa kỹ thuật khác. Trong nghiên cứu này, ba phương pháp phân tích hóa lỏng bao gồm phân tích đơn giản, phân tích tuyến tính tương đương, phân tích bằng ứng suất hữu hiệu, lần lượt được áp dụng để đánh giá nguy cơ hóa lỏng, tính toán độ lún nền đất và mức độ phá hoại do hóa lỏng gây ra. Dữ liệu thí nghiệm xuyên động (CPT) tại một hố khoan gần tâm chấn của trận động đất Christchurch tháng 2 năm 2011, được sử dụng như số liệu đầu vào cho các phân tích trên. Dữ liệu gia tốc theo thời gian của nền đất được sử dụng cho phân tích tương đương tuyến tính và ứng suất hữu hiệu, trong khi đó gia tốc đỉnh được trích xuất sử dụng cho phương pháp phân tích đơn giản. Các dự đoán về tỷ số ứng suất (CSR), hệ số an toàn (FS), độ lún bề mặt đất (S), chỉ số nguy cơ hóa lỏng (LPI) và chỉ số mức độ phá hoại do hóa lỏng gây ra (LSN) tính từ ba phân tích được so sánh với nhau.