Hành trình của Sông (Nguyễn Ngọc Tư) từ góc nhìn phê bình sinh thái

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ánh Nguyệt Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1233-1243

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 434247

Theo Cheryll Glotfelty, phê bình sinh thái, nói một cách đơn giản nhất, là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Nó phản biện lại các lí thuyết khoa học nhân văn lấy con người làm trung tâm'' trước đó, để đề xuất cách nhìn nhận, tiếp cận Trái đất làm trung tâm''. Bài viết của chúng tôi muốn từ tư tưởng cốt lõi đó để đọc'' tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó nhận thấy sự nhạy cảm của nhà văn với các vấn đề thiết cốt như sự ảnh hưởng của biến đổi môi trường với số phận của con người, sự biến mất của tự nhiên, sự mai một của những vẻ đẹp truyền thống... Với lối viết giải phiêu lưu'', du khảo trên sông Di là hành trình nhận ra sự mất mát của tự nhiên, càng đi càng nhận ra sự cỗi cằn, vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới những phận người phấp phỏng, côi cút. Tiểu thuyết Sông tạo nên một cảm quan mới khi viết về không gian Nam Bộ cái nhìn phản lãng mạn'' sẽ được đề cập trong nghiên cứu này qua việc nhận diện phản đề về du lịch sinh thái, giải huyền thoại'' thế giới hoài niệm của Di giang... Chọn một nhân vật đồng tính kể về chuyến du khảo trên sông Di, Nguyễn Ngọc Tư đã viết nên nỗi buồn của một thế giới có nguy cơ tiêu biến trong đời sống hiện đại. Từ góc nhìn này, nhà văn đã đặt ra một cách trực diện những vấn đề môi trường và số phận của con người trong thời đại khủng hoảng môi sinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH